Bí quyết “hạ gục” 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana
Đang gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật vậy hãy đọc hết bài viết sau của Edura để tìm kiếm được những phương pháp học tập phù hợp nhất giúp tăng khả năng ghi nhớ nhé.
1. Hai bảng chữ cái Katakana và Hiragana
Hai bảng chữ cái hiragana và katakana là bảng chữ cái mềm và cứng trong tiếng Nhật mà bạn bắt buộc phải ghi nhớ vậy hãy cùng tìm hiểu để biết nguyên nhân tại sao phải học 2 bảng chữ cái nhé.
1.1 Katakana
- Bảng chữ cái Katakana được gọi là chữ cứng của tiếng Nhật do được cấu tạo từ các nét thẳng, nét cong và nét gấp khúc. Bảng chữ cái này được hình thành theo nguyên tắc tượng thanh, biểu âm.
- Trong khi viết bảng chữ cái hiragana và katakana sẽ có sự khác nhau, bảng chữ Katakana dùng dấu gạch để mở rộng chữ được gọi là choon. Dấu gạch này được viết ngắn nằm ngang với dòng viết theo chiều từ trái sang phải.
- Bảng chữ Katakana đã có nhiều thay đổi và các ký tự đã dần được thay thế, có những ký tự gốc đã được thay thế và hiện nay không còn sử dụng nữa.
- Khi viết chữ Katakana bạn cần chú ý về thứ tự các nét và độ nghiêng của nét để đảm bảo viết đúng từ do những chữ này thường viết rất giống nhau.
- Katakana xuất hiện lần đầu dưới dạng một tốc ký, ghi lại những chữ Hán theo cách phát âm của người Nhật. Sau dần Katakana còn được dùng để ghi lại những từ mượn từ các nước khác.

- Katakana bên cạnh việc viết lại phiên âm của các từ ngoại lai, bảng chữ cái này còn được dùng để diễn tả lại âm thanh, những từ trong khảo học-kỹ thuật, tên các công ty, tên của những phụ nữ xưa,…
- Là một người nước ngoài học tiếng Nhật, các giảng viên sẽ thường dạy bạn bảng chữ cái Katakana trước như một cách để các bạn làm quen với nét chữ tượng hình.
1.2 Hiragana
- Bảng chữ tiếng nhật Hiragana được gọi là bảng chữ mềm của tiếng Nhật được dùng để biểu âm truyền thống của tiếng Nhật Bản cũng đồng thời biểu âm cho những Kanji phức tạp.
- Bảng chữ tiếng nhật Hiragana được dùng như các trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ và tính từ,… trong câu.
- Bảng chữ cái tiếng nhật Hiragana là tập hợp Ngũ thập âm sau được cải tạo bằng nhiêu cách tạo ra phụ âm điếc, phụ âm kêu, âm nửa kêu, âm vòm hóa, phụ âm đôi.

- Các chữ trong bảng bảng chữ cái hiragana và katakana sau quá trình phát triển của người Nhật sẽ có nhiều thay đổi, có những từ mới được thêm vào cũng có những từ mất đi mãi mái.
- Hiragana được bắt nguồn từ thảo thư của chữ Hán, với cách viết theo hình dáng tròn trịa, mềm mại. Do đó bảng chữ này được người phụ nữ và trẻ con sử dụng là chính và rất lâu về sau mới bắt đầu trở nên phổ biến hơn.
- Sau năm 1900 một âm Hiragana sẽ đại biểu cho 1 âm thành, điều này thuận tiện hơn rất nhiều cho việc học tập sau này.
2. Các học thuộc bảng chữ cái Katakana và Hiragana
Hai bảng chữ cái hiragana và katakana sẽ là tương đối khó cho người Việt mình do chúng ta không quen với các viết tượng hình nên Edura có tổng hợp cho bạn 3 phương pháp phải áp dụng để học thuộc và phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật.
2.1 Sử dụng Flashcard
- Học bảng chữ cái hiragana và katakana bằng Flashcard là phương pháp học bạn nên thực hiện ngay, bạn có thể sử dụng Flashcard mọi lúc mọi nơi và học lặp lại giúp bạn nhớ từ lâu hơn.
- Với phương pháp học này bạn cần ghi các chữ cái hoặc các từ vào các tấm bìa hay tờ giấy nhỏ rồi học lần lượt là được
- Bảng chữ cái Hiragana: Sử dụng những mảnh giấy nhỏ mà bạn cắt để ghi lần lượt các ký tự của bảng chữ cái với một mặt ghi ý từ Hiragana và một mặt ghi cách phát âm.

- Bảng chữ cái Katakana: Đối với bảng chữ này, mỗi tờ giấy bạn nên ghi một mặt chữ Katakana và mặt còn lại ghi chữ Hiragana. Việc học bằng phương pháp này thì sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn đi thi JLPT sau này do chuyển bảng chữ cái hiragana và katakana là một phần của bài thì.
- Việc học tập bằng giấy Flashcard rất có ích giúp bạn nhớ mặt chữ nhanh hơn tuy nhiên với cách viết này thì bạn không được viết nên sẽ cần chăm chỉ luyện viết để bù lại.
2.2 Học qua video
- Những video dạy bảng chữ cái hiragana và katakana có hình ảnh và cách truyền tải nội dung rất đa dạng và được những bạn tự học rất yêu thích.
- Việc học tập qua các video rất hữu ích, chúng ta vừa nghe và vừa nhìn bảng chữ cái do đó rất dễ nhớ và những video học tập còn có thể lưu lại và nghe nhiều lần.

- Hiện nay để đáp ứng được nhu cầu học của các bạn mà trên Youtube hay các app học tập cũng đã tạo ra các video hỗ trợ rất đa dạng có nhiều chia sẻ bổ ích.
- Việc học tập qua video rất tốt tuy nhiên khi học các bạn nên có cho mình một quyển sổ để ghi chép lại những nội dung cần ghi nhớ và những lưu ý được thầy cô chỉ ra.
- Các video về hai bảng chữ là những nội dung mới do đó để tăng khả năng ghi nhớ bạn nên nghe lại trước và sau khi ngủ.
2.3 Học qua hình ảnh minh họa
- Bảng chữ cái hiragana và katakana là những chữ tượng hình, biểu âm nên nếu bạn muốn sử dụng hình ảnh để học 2 bảng chữ cái này thì đây thực sự là một phương pháp nên áp dụng.

- Sử dụng một hình ảnh quen thuộc nhất mà có sự kết nối với mỗi chữ của bảng chữ cái bằng hình ảnh hoặc âm thanh sẽ giúp các bạn ghi nhớ cực nhanh.
- Bạn viết hết bảng chữ cái lên một tờ giấy to sau đó lấy những hình ảnh minh họa dán lên hoặc vẽ dưới chữ cái đó.
Trên đây là tổng quan về bảng chữ cái hiragana và katakana cùng với bí quyết ghi nhớ cực hiệu quả bạn nên áp dụng và việc học bảng chữ cái. Nếu như còn thắc mắc hay mong muốn được hỗ trợ sâu hơn về tiếng Nhật thì hãy tìm tới Edura nhé.