Hướng dẫn cách điền hồ sơ thi JLPT mới nhất 2022
Để giúp các bạn chuẩn bị thật tốt hồ sơ thi năng lực tiếng Nhật trong năm 2022, Edura sẽ hướng dẫn bạn cách điền hồ sơ thi JLPT và những điều cần lưu ý khi viết.
1. Địa điểm nộp hồ sơ JLPT 2022 ở đâu?
Đợt 1 của kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT sẽ diễn ra vào tháng 7/2022 và đợt 2 là vào tháng 12/2022. Hồ sơ thi JLPT sẽ được bán với giá 30.000 đồng/bộ. Lệ phí thi lần này cũng tương tự các năm trước:
- Lệ phí thi N1, N2, N3: 550.000 đồng/thí sinh.
- Lệ phí thi N4, N5: 500.000 đồng/thí sinh.
Tại Việt Nam, kỳ thi năng lực tiếng Nhật sẽ được tổ chức ở 4 thành phố là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và TP. HCM. Dưới đây là danh sách địa điểm mua và nộp hồ sơ thi JLPT năm 2022:
- Đại học Hà Nội
- Địa chỉ: Km9, Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm
- Khoa tiếng Nhật Phòng 305, nhà C, Đại học Hà Nội
- Sđt: (84-24) 3.8544.338
- Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Địa chỉ: Số 1 Phạm Văn Đồng quận Cầu giấy
- Khoa ngôn ngữ và văn hóa Phương Đông Văn phòng trung tâm tiếng Nhật: Tầng 2, nhà A4, ĐHNN – ĐHQG
- Sđt: 84-24-3754- 8874 (308) hoặc (+8424).3754.7269
- Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Huế
-
-
- Địa chỉ: 57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
- Sđt: 0234.3830677 hoặc 0914 986 949 – 0914 172 246
-
- Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng
- Địa chỉ: 131 Lương Nhữ Hộc, quận Cẩm Lệ
- Khoa Nhật – Hàn – Thái
- Sđt: (+84) 236.369.9324 hoặc (+84).236.369.9341
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn HCM
- Địa chỉ: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1
- Trung tâm ngoại ngữ
- Sđt: (028) 38 222 550
2. Các thông tin cần điền trong mục hồ sơ JLPT
Để tránh phạm phải những lỗi sai không đáng, bạn hãy xem thật kỹ cách điền hồ sơ thi JLPT mà Edura hướng dẫn dưới đây.

Có tất cả 33 mục trong bộ hồ sơ đăng ký dự thi JLPT, lần lượt như sau:
- Trình độ thi: tùy thuộc vào trình độ bạn muốn dự thi mà điền vào các cấp: N1, N2, N3, N4, N5.
- Địa điểm thi: hiện tại kỳ thi đang được tổ chức tại 4 địa điểm là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và TP. HCM.
- Họ tên: viết tên của mình bằng tiếng Việt, chữ in hoa không có dấu và có dấu cách giữa từng chữ. Ví dụ: bạn tên: Nguyễn Văn Nam thì điền vào NGUYEN VAN NAM.
- Giới tính: chọn Female nếu là nữ, chọn Male nếu là nam.
- Ngày tháng năm sinh: Bạn điền theo thứ tự năm – tháng – ngày (Nếu bạn sinh từ tháng 1 đến tháng 9 thì phải thêm số 0 đằng trước).
- Mật khẩu: nên điền mật khẩu dễ nhớ để tránh quên, mật khẩu bắt buộc phải gồm 8 chữ số và không được dùng chữ.
Cách viết hồ sơ thi năng lực tiếng Nhật - Ngôn ngữ: Là người Việt Nam thì bạn điền số 142 nhé.
- Địa chỉ: Ghi địa chỉ như trong CMND, viết bằng chữ thường không dấu. Bạn ghi thêm cả số điện thoại và địa chỉ email để bên tổ chức có thể dễ dàng liên lạc nếu hồ sơ gặp trục trặc nhé. Mục Postal Code không phải điền.
- Nơi học tiếng Nhật: viết tên nơi bạn đã hoặc đang học tiếng Nhật.
- Địa điểm học tiếng Nhật: Dựa vào các nơi đã cho trước bên dưới và chọn một số phù hợp nhất với bạn như học tiếng Nhật tại trường cấp cấp I, cấp II, đại học hay trung tâm…
- Lý do bạn đăng ký kỳ thi này: Chọn số phù hợp tương tự như số 10.
- Nghề nghiệp: Chọn số phù hợp tương tự như số 10.
- Các loại ngành: Chọn số phù hợp nếu như trong câu 12 bạn chọn nghề nghiệp là người đang đi làm.
- Các phương tiện truyền thông giúp bạn học được tiếng Nhật: Chọn số phù hợp, có thể chọn nhiều số.

15 – 20: Bạn học cái gì thì viết cái đó (phần này không quá quan trọng).
21 – 30: Nếu trước đó bạn đã dự thi JLPT rồi thì điền vào, bao gồm cả đỗ hoặc trượt.
- Dán ảnh 3×4 (chụp trong vòng 6 tháng) vào 2 thẻ dự thi.
- Ký và ghi rõ họ tên, ngày tháng viết hồ sơ theo thứ tự năm – ngày – tháng.
- Địa chỉ để nhận kết quả: Tên và địa chỉ viết in hoa, có dấu, kèm theo số điện thoại.
3. 8 điều cần lưu ý trong cách điền hồ sơ thi JLPT
Cách viết hồ sơ thi năng lực tiếng Nhật khá quan trọng vì nếu để ý những gì Edura hướng dẫn thì bạn sẽ viết đúng ngay trong lần đầu tiên, tránh mất thời gian viết đi viết lại bộ hồ sơ JLPT quá nhiều lần. Ngoài 33 mục nêu trên, bạn cần nắm chắc một số mẹo nhỏ và những điều lưu ý dưới đây:
- Các mục rất dễ ghi sai: 1,2,4,6,7,9.
- Thông tin điền hồ sơ thi JLPT phải bằng tiếng Việt không dấu. Trừ trường hợp ghi địa chỉ nhận kết quả ở cuối trang thì phải ghi bằng tiếng Việt có dấu.
- Vì bộ hồ sơ JLPT có 3 tờ giống nhau, nên khi viết, bạn hãy ghi đậm tờ đầu tiên để chữ có thể in xuống các tờ sau, tránh mất công viết lại và sai phạm.
- Để ý cách viết ngày tháng năm của bên Nhật.
- Để ý số thứ tự được ghi tại các mục, đối chiếu với số thứ tự ở tờ hướng dẫn viết hồ sơ thi JLPT bằng tiếng Việt để tránh thiếu sót.
- Với mục 8, phần địa chỉ, bạn có thể giữ nguyên địa chỉ như trong CMND hoặc ghi địa chỉ thường trú cũng được chấp nhận.
- Muốn xem kết quả online khi có điểm, bắt buộc bạn phải điền vào mục 6. Thông thường sẽ mất 2 tháng để tra cứu kết quả online, do đó để mật khẩu dễ nhớ, bạn có thể điền ngày tháng năm sinh của mình.
- Khi dán ảnh, nên dùng hồ nước và miết thật cẩn thận các bên mép ảnh, tránh dùng hồ khô hoặc keo dính 2 mặt vì để lâu ảnh sẽ bị bong ra.
Đăng ký nhận bộ đề thi + MẸO ÔN THI JLPT tại đây:
Hy vọng với cách điền hồ sơ thi JLPT mà Edura đã tổng hợp trên đây, bạn có thể hoàn thiện bộ hồ sơ thi JLPT một cách dễ dàng và trơn tru nhất. Nếu các bạn có quan tâm đến những khóa học nâng cao trình độ tiếng Nhật thì hãy truy cập website của Edura và để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn miễn phí. Chúc các bạn vượt qua kỳ thi JLPT suôn sẻ!